Mục tiêu, chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo đại học chính quy Tài chính Ngân hàng theo Quyết định số 218 /QĐ-ĐHTNH ngày 31/10/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội. Nội dung như sau:
- Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, quản trị và có kiến thức nền tảng về Tài chính – Ngân hàng, có kiến thức chuyên môn toàn diện trong lĩnh vực Tài chính -Ngân hàng; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản; có năng lực tự chủ, sáng tạo, có trách nhiệm và phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.1 Kiến thức
PSO1: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, pháp luật và quốc phòng, an ninh để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và trong hoạt động chuyên môn’
PSO2: Giúp cho sinh viên có kiến thức nền tảng của ngành Tài chính- Ngân hàng để có thể vận dụng thích hợp vào công tác chuyên môn tại doanh nghiệp, tại ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
PSO3: Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp; các nghiệp vụ ngân hàng về quản trị ngân hàng thương mại, quản trị tài sản , quản trị rủi ro, quản trị chất lượng dịch vụ của NHTM và TCTD khác để thực hiện các công việc chuyên môn.
1.2.2 Kỹ năng:
PSO4: Thực hiện các kỹ năng về nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp; trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
PSO5: Hình thành kỹnăng sử dụng ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu trong công việc.
PSO6 : Hình thành kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phản biện; kỹ năng giao tiếp, thuyết trình vấn đề mạch lạc, thuyết phục.
1.2. Mức tự chủ và trách nhiệm
PSO7: Thể hiện phẩm chất chính trị, trách nhiệm công dân, trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm với môi trường sống; đạo đức nghề nghiệp; có tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ tốt. Thể hiện ý thức trách nhiệm cao; có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc khác nhau.
- Chuẩn đầu ra
2.1.Về kiến thức
- a) Kiến thức chung
PLO1: Hiểu biết các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật để vận dụng được vào việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.
- b) Kiến thức cơ sở ngành
PLO2: Vận dụng được kiến thức nền tảng của khối ngành và cơ sở ngành về kinh tế, tài chính – tiền tệ, kế toán, thống kê, quản trị, pháp luật kinh tế và các kiến thức nền tảng khác vào việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội khác.
- c) Kiến thức chuyên ngành
PLO3: – Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành vào việc thực hiện các nghiệp vụ quản trị tài chính trong doanh nghiệp như: quản trị chi phí, quản trị doanh thu và lợi nhuận, quản trị vốn kinh doanh, quản trị việc huy động vốn.v.v..;
– Chuyên ngành Ngân hàng: Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành vào việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác như: nghiệp vụ cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán, ngân hàng điện tử.v.v..
PLO4: – Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp: Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu vào việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
– Chuyên ngành Ngân hàng: Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu vào việc phân tích các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác.
2.2 Về kỹ năng
- a) Kỹ năng nghề nghiệp
PLO5: – Chuyên ngành Tài chính doan nghiệp: Xử lý được các nghiệp vụ phát sinh trong quản trị tài chính doanh nghiệp như: Quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản trị vốn bằng tiền và dòng tiền; quản trị nợ phải thu; quản trị hàng tồn kho, quản trị việc huy động vốn.v.v..
– Chuyên ngành Ngân hàng: Xử lý được các nghiệp vụ phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác như: Nghiệp vụ thẩm định tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh toán,.., kỹ năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính.v.v..
PLO6: Sử dụng được tiếng Anh, tin học đáp ừng được yêu cầu trong công việc chuyên môn.
- b) Kỹ năng mềm
PLO7: Xây dựng được kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trong các hoạt động thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
PLO8: Thể hiện được kỹ năng kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm; tổ chức, quản lý, điều hành nhóm làm việc có hiệu quả.
2.3 Về mức tự chủ và trách nhiệm
PLO9: Thể hiện được ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần hợp tác và thái độ phục vụ cộng đồng, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
PLO 10: Phát triển được năng lực tự chủ, tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân; có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc, hình thành tinh thần khởi nghiệp; thể hiện nguyện vọng và ý chí không ngừng học hỏi vươn lên.